Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Dân bức xúc vì cấp nước không sạch

Nếu tăng giá nước sạch thì chất lượng cũng như áp lực bơm có cải thiện? Câu hỏi này tiếp tục được đặt ra tại chương trình trực tiếp Nói và làm sáng 6-12, do HĐND TP.HCM và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức

“Nước không sạch được cung cấp đến người dân là điều gây bức xúc lớn” - ông Phạm Văn Đông (trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP) nói, đồng thời cho rằng chất lượng nước không đảm bảo nhưng vẫn thu đủ tiền bằng với giá nước sạch là điều không thể chấp nhận.
dan buc xuc vi nuoc khong sach
 
Ngoài áp lực nước yếu ở nhiều khu vực, người dân cũng phản ảnh nước đục, có màu đỏ đỏ, đen đen, hay nước nhiễm phèn... vẫn còn xuất hiện. Câu trả lời của ngành cấp nước là do cải tạo mạng lưới nên nước có thể bị đục cục bộ.
 
Một cử tri đặt vấn đề nếu tăng giá nước sạch thì chất lượng nước, chất lượng cung cấp dịch vụ (áp lực bơm nước, lượng nước...) có đảm bảo hay như hiện nay nhiều khu vực nước yếu, lượng cấp lại thiếu, chất lượng nước chưa đạt? Một ý kiến khác đặt câu hỏi với ngành cấp nước cần ưu tiên làm gì trước: tăng giá hay tăng áp lực, tăng nguồn cấp, tăng chất lượng?
Ông Lý Chung Dân - phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) - cho biết hiện đang có các chương trình chạy song song, vừa đầu tư nâng chất lượng nước sạch, nguồn cấp, vừa giảm thất thoát nước.
Dự án chậm trễ
Theo ông Dân, mảng kinh doanh nước của Sawaco đang bị thua lỗ do giá bán nước quá thấp so với giá thành, nên phải tăng giá nước để bù đắp các chi phí đầu vào đều tăng, đơn cử như chi phí gắn đồng hồ nước. Ngoài ra, do thiếu thốn tài chính nên ảnh hưởng đến đầu tư giảm thất thoát nước cũng như mở rộng mạng cấp nước, tăng áp lực cấp nước đến nhiều khu vực đang thiếu nước và chưa có nước sạch...

Sawaco cho biết đang thực hiện nhiều dự án giảm tỉ lệ thất thoát nước. Mục tiêu đến năm 2015 tỉ lệ thất thoát nước sẽ giảm từ 40% còn 32% với tổng vốn cho giai đoạn này là 100 triệu USD. Từ năm 2016 - 2025, tỉ lệ thất thoát nước giảm còn 25%. Để kéo giảm tỉ lệ thất thoát nước như trên, Sawaco cần thêm 200 triệu USD.
Còn “khả năng cung cấp vốn ngân sách cho các dự án cấp nước như thế nào?” - Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo hỏi, ông Dân phân trần TP có quan tâm nhưng khả năng cấp vốn hạn chế. Hiện Sawaco đã hoàn thành khối lượng các dự án, có thể giải ngân được ngay hơn 500 tỉ đồng, trong khi đến nay nguồn vốn được cấp mới 90 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng - nguyên trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - cho rằng chưa hẳn chỉ do thiếu vốn, mà còn do công tác quản lý khiến một số dự án chậm trễ. Cụ thể dự án Nhà máy nước Kênh Đông đúng ra đã phát nước gần hai năm nay nhưng do quản lý bất cập, chỉ vướng chỗ hướng đi của tuyến ống chưa thống nhất được dẫn đến dự án bị đình trệ, ảnh hưởng khả năng cung cấp nước cho người dân.
Chia sẻ với khó khăn thiếu vốn của Sawaco, song ông Nguyễn Minh Hoàng lưu ý ở tổng công ty này còn có thêm các hoạt động kinh doanh khác cũng được Nhà nước tạo điều kiện, cho cơ chế... “Các anh (Sawaco) cần vươn lên hơn” - ông Hoàng nói, đồng thời cho rằng tổng thể hoạt động của Sawaco cần được xem xét rõ ràng hơn. Sở dĩ mảng bán nước sạch của Sawaco trụ được lâu nay, theo ông Hoàng, còn nhờ có sự bù đắp qua lại từ một số hoạt động kinh doanh khác của tổng công ty.
“Dân sốc là phải”
Dù đồng tình với một số ý kiến cho rằng cần xem xét tăng giá nước nhưng ông Hoàng không quên lưu ý phải giám sát cơ cấu giá thành nước sạch do Sawaco cung cấp. “Cái này phải minh bạch” - ông Hoàng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng nếu có tăng giá nước thì tăng ở mức nào và với lộ trình nào là hợp lý.
Ông cũng phàn nàn từ năm 2004 Chính phủ đã cho tính đúng, tính đủ chi phí và lẽ ra việc tăng giá nước cần xem xét từ lúc đó, nhưng không làm. Để đến bây giờ đưa ra đề xuất tăng giá nước hơn 70% so với giá hiện tại, dân sốc là phải.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng kinh doanh cung cấp nước sạch hiện vẫn được xem là dịch vụ công ích, do vậy không đơn giản chỉ nhắm vào việc hạch toán lời lỗ một cách sòng phẳng. Trao đổi thêm vấn đề này, ông Phạm Văn Đông nói Sawaco chỉ được phép đưa tỉ lệ thất thoát nước vào giá thành 1m3 nước sạch cao nhất là 29%, trong khi tỉ lệ thất thoát nước hiện nay là 40% nên tổng công ty còn gánh một phần.
Ý kiến nhiều cử tri đề nghị vấn đề ưu tiên là đảm bảo chất lượng nước sạch, tăng nguồn cung cấp và áp lực bơm nước. Đồng thời ưu tiên đầu tư cung cấp nước sạch đến những vùng còn thiếu nước như quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ... Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nói thẩm quyền quyết định có tăng giá nước hay không là thuộc UBND TP. Tuy nhiên, bà cho biết dự kiến việc tăng giá nước sẽ theo lộ trình.
“Hôm qua tôi thấy có một công trình xây dựng làm bể ống nước, nước tràn ra rất nhiều” - bà Thảo yêu cầu ngành cấp nước TP quản lý hiệu quả hơn để giảm tỉ lệ thất thoát nước còn lớn như hiện nay, đồng thời chất lượng nước cung cấp đến người dân phải đảm bảo tốt hơn.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

Dưới đây là những con số nói lên chúng ta phải chung tay tiết kiệm nước, vì tiết kiệm nước chính là tự cứu lấy tương lai của chúng ta và con em chúng ta sau này:
- Nước là nguồn sống chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể con người.
- Trên trái đất có đến 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt.
- Hơn 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng băng và nằm sâu trong lòng đất.
- Chỉ có gần 1/3 lượng nước ngọt loài người có thể sử dụng được.
- Đến năm 2050 khoảng 70% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, chất lượng nước kém, kéo theo dịch bệnh, và thiếu lương thực.
Các phương pháp tiết kiệm nước
Trên cơ sở hiểu rõ sự quý giá của nước và ý thức được việc tiết kiệm nước là cần thiết, ta có thể nghĩ ra rất nhiều phương pháp tiết kiệm nước hiệu quả và phù hợp nhất tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Dưới đây là các phương pháp tiết kiệm nước phổ biến mà ta có thể ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước.
Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là hãy thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước. Nếu ta xây nhà mới, việc chọn mua các thiết bị tiết kiệm nước cho ngôi nhà xinh xắn của mình là một quyết định sáng suốt.

tai sao chung ta phai tiet kiem nuoc
nước sạch
+ Tận dụng nước tối đa khi có thể.
Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.
+ Kiểm tra và khắc phục rò rỉ.
Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng. Để kiểm tra, ta đọc số nước trên công tơ trước và sau khoảng thời gian hai giờ không sử dụng nước. Nếu công tơ không cho cùng một số nước, thì hệ thống cấp nước đã bị rò rỉ. Kế đến, ta kiểm tra sự rò rỉ của toilet bằng cách cho một ít bột màu vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu. Nếu chưa xả nước, mà màu đã xuất hiện trong bồn cầu trong vòng 30 phút, nghĩa là toilet đã bị rò rỉ. Khi phát hiện có sự rò rỉ, ta cần nhờ thợ hoặc tự sửa chữa ngay lập tức