Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản

“Nhà tôi ở Đồng Nai, xử dụng nước giếng khoan, khi bơm lên thi nước tương đối trong nhưng để khoảng 2 tiếng thì nước ngả vàng và có váng, mùi thì tanh tanh (câu hỏi  của địa chỉ Email giatran47@gmail.com gửi về cho chúng tôi).
Hồi đáp tới quý độc giả:
Công Ty TNHH TM Tân Bình chúng tôi rất vui vì được sự quan tâm của quý khách hàng xa gân, cám ơn bạn có địa chỉ email giatran47@gmail.com đã gửi thác mắc về cho công ty chúng tôi, sau đây chúng tôi xin trả lới:
Tùy theo từng khu vực mà đặc điểm của nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những tạp chất khác nhau. vì thế việc xử lý nguồn nước cũng khác nhau. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn những cách lọc nước dân gian, đơn giản và tư vấn thêm về cách xử lý nước nhiễm phèn sắt , khử Mangan, bằng cách tận dụng bể lọc của gia đình để giảm thiểu chi phí.
Cách làm bể lọc nước giếng khoan
Để khắc phục nguồn nước giếng nhiễm phèn dùng trong sinh hoạt thì có thể dùng phương pháp dân gian của cha ông từ xưa đã áp dụng như đánh phèn vào nước để nước trong hơn, sau đó dùng chế phẩm clorin diệt khuẩn trong nước. Tuy nhiên, sau khi cho chế phẩm clorin vào trong nước thì nước này chỉ sử dụng để tắm giặt, sinh hoạt còn để ăn uống thì phải đun sôi. Đây chỉ phương pháp tạm thời, không nên kéo dài việc sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là khi nguồn nước gia đình bạn cung cấp cho khá nhiều người sử dụng.
Hướng dẫn cách làm bể lọc giếng khoan đơn giản
Trước tiên cần phải vệ sinh bể lọc, hút sạch nước bẩn có trong giếng, bể. Sau đó vệ sinh thật sạch bể chứa nước. 
Bạn cần xây dựng một bể tách sơ bộ, bộ phận lọc nước sẽ được cấu tạo bằng một lớp sỏi, một lớp hạt lọc và lớp cát trên cùng. Ngoài ra, bạn có thể làm một cái thùng rồi đổ những lớp này lên, cho nguồn nước chảy qua nó trước khi đi vào bể chứa của gia đình.
so do be loc nuoc gieng nhiem phen
Nguồn nước mà bạn giatran47@gmail.com gửi về cho chúng tôi là đang bị tình trạng nhiễm sắt khá nặng. Để khắc phục nguồn nước nhiễm sắt này một cách triệt để và lâu dài nhất, bạn nên dùng công nghệ lọc nước phèn nhiễm sắt, khử Mangan, xử lý Asen thông qua bể lọc.
Tại sao tôi lại nói đây là phương pháp tối ưu hiện nay nhất? Bởi vì nó là công nghệ lọc nước tuy không mới nhưng lại đang phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉ cần tốn một chi phí ban đầu nhất định nhưng hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.
Bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau: 
→ Bể xây có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m). Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lit) trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.
→ Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48  khoan lỗ nhỏ để làm lưới ngăn hạt chảy qua đường ống nước.
luoi loc lo
Lưới lọc lỗ
Cách làm gồm 3 bước sau: 
Bước thứ 1: Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm (đổ lớp dưới bể 10cm) không nên đổ nhiều sỏi. Vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc cho hệ thống ống lọc, sỏi không có tác dụng lọc nước.
Bước thứ 2: 
  • Dùng cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước, đổ vào bể dày từ 30 – 40 cm là đẹp.
  • Tiếp đến đổ cát Mangan chuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, đặc điểm của loại cát này hấp thụ hết mangan trong nước, và là chất xúc tác khử sắt. hạt này rất hiệu quả trong việc xử lý nước phèn
  • Sau đó đổ thêm than hoạt tính (có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước). Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than của Hà Lan là tốt nhất, đổ vào bể có độ dày 10cm.
  • Cuối cùng cho vật liệu khử sắt dùng để xử lý sắt. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc. Đổ dày khoảng 10cm.
Bước thứ 3: 
  • Để lọc nước giếng đạt hiệu quả cao nhất thì phía trên cùng, đổ cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (đây là lớp trên cùng, độ dày từ 10 -15 cm).
  • Tiếp theo, bạn dùng dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước, việc làm dàn phun mưa là bước không thể thiếu trong việc xử lý nguồn nước nhiễm phèn sắt, vì khi nước chảy qua dàn phun mưa oxi sẽ làm cho sắt kết tủa nhanh hơn, tăng hiệu quả xử lý nước phèn nhiễm sắt. ngoài ra dàn phun mua còn làm nước hết mùi tanh. 
Điều lưu ý sau cùng: Điểm khác biệt của công nghệ lọc này chính là: bắt buộc phải dùng cát thạch anh, than hoạt tính, cát Mangan để lọc nước đầu nguồn, đồng thời bể lọc luôn phải ngập nước, tạo độ mịn, lớp màng trong các lớp vật liệu.
» Tìm hiểu cơ chế lọc nước của công nghệ này như nào? 
  - Cơ chế đầu ra của nước sạch luôn phải tuân theo nguyên tắc miệng ống nước sạch phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát.
  - Ngay khi nước trong bể chứa dâng lên, nước trong ống cũng theo quán tính dâng lên theo nguyên tắc bình thông nhau. Nguồn nước sẽ chảy ra khi mực nước trong bể cao hơn miệng ống và ngược lại, nước sẽ không hoạt động khi mực nước trong bể hạ thấp ngang với miệng ống. Vì vậy, lớp mặt trên của lớp cát luôn được tạo ẩm, hình thành lớp màng vi sinh nên lọc được cả vi khuẩn trong nước.
  - Phụ thuộc từng đặc điểm và nhu cầu sử dụng, bạn có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng cấp nước tự động cho bể lọc. Các thiết bị lọc có các van, giúp bạn sục rửa – vệ sinh định kỳ một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng nước và các lớp bên dưới vẫn sạch cho việc dùng lại.
» Nguồn nước phù hợp cho hệ thống này: 
  + Thích hợp nhất cho nguồn nước giếng khoan, giếng khơi.
  + Ngoài ra, hệ thống này còn thích hợp với cả nước sông, nước ao và nước ngầm, tuy nhiên chỉ cần thay đổi vật liệu lọc tương ứng.
» Mong ước của bạn về dịch vụ công nghệ lọc nước giếng khoan như nào? 
    Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình không có thời gian, bận nhiều công việc và quan trọng hơn cả là bề mặt không gian bể không cho phép để xây dựng một bể lọc và điều kiện xả vật liệu cũng rất cồng kềnh, phức tạp.
» Công ty Tân Bình chúng tôi còn cung cấp hệ thống trụ lọc đơn giản dễ vệ sinh, dễ xúc xả dành cho nước giếng khoan nhiễm sắt, Mangan, canxi,...
Quý khách tham khảo thêm một số hệ thống lọc thông dụng dành cho gia đình mà công ty tân Bình chúng tôi cung cấp:

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Nước sạch chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thể tích Trái Đất?

Nước sạch chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thể tích Trái Đất?
Thể tích nước sạch trên Trái Đất. Các tính toán được thực hiện bởi Jay Kimball cho thấy nước sạch trên thế giới chỉ có 10,7 tỷ km3, chiếm 0,77% tổng thể tích nước. Nếu gom tất cả chúng ta thì nó sẽ tạo thành một khối cầu có bán kính 137km. Ngoài ra chúng ta còn có 1,74% nước có thể coi là sạch khác nhưng nó nằm trong băng, dòng sông băng và tuyết vĩnh cửu, những nguồn tài nguyên gần như không thể đụng tới.



Tổ chức Nông Lương Thế Giới FAO thuộc Liên Hợp Quốc cho biết tới năm 2025 thì khoảng 2/3 dân số thế giới sẽ chịu đựng tình trạng thiếu nước sạch, bạn đã sẵn sàng cho điều đó chưa? Hãy bảo vệ nước bằng cách sử dụng tiết kiệm nhất ngay từ bây giờ.