Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan đơn giản

“Nhà tôi ở Đồng Nai, xử dụng nước giếng khoan, khi bơm lên thi nước tương đối trong nhưng để khoảng 2 tiếng thì nước ngả vàng và có váng, mùi thì tanh tanh (câu hỏi  của địa chỉ Email giatran47@gmail.com gửi về cho chúng tôi).
Hồi đáp tới quý độc giả:
Công Ty TNHH TM Tân Bình chúng tôi rất vui vì được sự quan tâm của quý khách hàng xa gân, cám ơn bạn có địa chỉ email giatran47@gmail.com đã gửi thác mắc về cho công ty chúng tôi, sau đây chúng tôi xin trả lới:
Tùy theo từng khu vực mà đặc điểm của nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có những tạp chất khác nhau. vì thế việc xử lý nguồn nước cũng khác nhau. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn những cách lọc nước dân gian, đơn giản và tư vấn thêm về cách xử lý nước nhiễm phèn sắt , khử Mangan, bằng cách tận dụng bể lọc của gia đình để giảm thiểu chi phí.
Cách làm bể lọc nước giếng khoan
Để khắc phục nguồn nước giếng nhiễm phèn dùng trong sinh hoạt thì có thể dùng phương pháp dân gian của cha ông từ xưa đã áp dụng như đánh phèn vào nước để nước trong hơn, sau đó dùng chế phẩm clorin diệt khuẩn trong nước. Tuy nhiên, sau khi cho chế phẩm clorin vào trong nước thì nước này chỉ sử dụng để tắm giặt, sinh hoạt còn để ăn uống thì phải đun sôi. Đây chỉ phương pháp tạm thời, không nên kéo dài việc sử dụng nguồn nước này, đặc biệt là khi nguồn nước gia đình bạn cung cấp cho khá nhiều người sử dụng.
Hướng dẫn cách làm bể lọc giếng khoan đơn giản
Trước tiên cần phải vệ sinh bể lọc, hút sạch nước bẩn có trong giếng, bể. Sau đó vệ sinh thật sạch bể chứa nước. 
Bạn cần xây dựng một bể tách sơ bộ, bộ phận lọc nước sẽ được cấu tạo bằng một lớp sỏi, một lớp hạt lọc và lớp cát trên cùng. Ngoài ra, bạn có thể làm một cái thùng rồi đổ những lớp này lên, cho nguồn nước chảy qua nó trước khi đi vào bể chứa của gia đình.
so do be loc nuoc gieng nhiem phen
Nguồn nước mà bạn giatran47@gmail.com gửi về cho chúng tôi là đang bị tình trạng nhiễm sắt khá nặng. Để khắc phục nguồn nước nhiễm sắt này một cách triệt để và lâu dài nhất, bạn nên dùng công nghệ lọc nước phèn nhiễm sắt, khử Mangan, xử lý Asen thông qua bể lọc.
Tại sao tôi lại nói đây là phương pháp tối ưu hiện nay nhất? Bởi vì nó là công nghệ lọc nước tuy không mới nhưng lại đang phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉ cần tốn một chi phí ban đầu nhất định nhưng hiệu quả và tuổi thọ lâu dài.
Bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau: 
→ Bể xây có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m). Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lit) trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.
→ Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48  khoan lỗ nhỏ để làm lưới ngăn hạt chảy qua đường ống nước.
luoi loc lo
Lưới lọc lỗ
Cách làm gồm 3 bước sau: 
Bước thứ 1: Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm (đổ lớp dưới bể 10cm) không nên đổ nhiều sỏi. Vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc cho hệ thống ống lọc, sỏi không có tác dụng lọc nước.
Bước thứ 2: 
  • Dùng cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước, đổ vào bể dày từ 30 – 40 cm là đẹp.
  • Tiếp đến đổ cát Mangan chuyên dùng xử lý nước nhiễm Mangan, đặc điểm của loại cát này hấp thụ hết mangan trong nước, và là chất xúc tác khử sắt. hạt này rất hiệu quả trong việc xử lý nước phèn
  • Sau đó đổ thêm than hoạt tính (có tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước). Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than của Hà Lan là tốt nhất, đổ vào bể có độ dày 10cm.
  • Cuối cùng cho vật liệu khử sắt dùng để xử lý sắt. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc. Đổ dày khoảng 10cm.
Bước thứ 3: 
  • Để lọc nước giếng đạt hiệu quả cao nhất thì phía trên cùng, đổ cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (đây là lớp trên cùng, độ dày từ 10 -15 cm).
  • Tiếp theo, bạn dùng dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước, việc làm dàn phun mưa là bước không thể thiếu trong việc xử lý nguồn nước nhiễm phèn sắt, vì khi nước chảy qua dàn phun mưa oxi sẽ làm cho sắt kết tủa nhanh hơn, tăng hiệu quả xử lý nước phèn nhiễm sắt. ngoài ra dàn phun mua còn làm nước hết mùi tanh. 
Điều lưu ý sau cùng: Điểm khác biệt của công nghệ lọc này chính là: bắt buộc phải dùng cát thạch anh, than hoạt tính, cát Mangan để lọc nước đầu nguồn, đồng thời bể lọc luôn phải ngập nước, tạo độ mịn, lớp màng trong các lớp vật liệu.
» Tìm hiểu cơ chế lọc nước của công nghệ này như nào? 
  - Cơ chế đầu ra của nước sạch luôn phải tuân theo nguyên tắc miệng ống nước sạch phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát.
  - Ngay khi nước trong bể chứa dâng lên, nước trong ống cũng theo quán tính dâng lên theo nguyên tắc bình thông nhau. Nguồn nước sẽ chảy ra khi mực nước trong bể cao hơn miệng ống và ngược lại, nước sẽ không hoạt động khi mực nước trong bể hạ thấp ngang với miệng ống. Vì vậy, lớp mặt trên của lớp cát luôn được tạo ẩm, hình thành lớp màng vi sinh nên lọc được cả vi khuẩn trong nước.
  - Phụ thuộc từng đặc điểm và nhu cầu sử dụng, bạn có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng cấp nước tự động cho bể lọc. Các thiết bị lọc có các van, giúp bạn sục rửa – vệ sinh định kỳ một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng nước và các lớp bên dưới vẫn sạch cho việc dùng lại.
» Nguồn nước phù hợp cho hệ thống này: 
  + Thích hợp nhất cho nguồn nước giếng khoan, giếng khơi.
  + Ngoài ra, hệ thống này còn thích hợp với cả nước sông, nước ao và nước ngầm, tuy nhiên chỉ cần thay đổi vật liệu lọc tương ứng.
» Mong ước của bạn về dịch vụ công nghệ lọc nước giếng khoan như nào? 
    Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình không có thời gian, bận nhiều công việc và quan trọng hơn cả là bề mặt không gian bể không cho phép để xây dựng một bể lọc và điều kiện xả vật liệu cũng rất cồng kềnh, phức tạp.
» Công ty Tân Bình chúng tôi còn cung cấp hệ thống trụ lọc đơn giản dễ vệ sinh, dễ xúc xả dành cho nước giếng khoan nhiễm sắt, Mangan, canxi,...
Quý khách tham khảo thêm một số hệ thống lọc thông dụng dành cho gia đình mà công ty tân Bình chúng tôi cung cấp:

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Nước sạch chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thể tích Trái Đất?

Nước sạch chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thể tích Trái Đất?
Thể tích nước sạch trên Trái Đất. Các tính toán được thực hiện bởi Jay Kimball cho thấy nước sạch trên thế giới chỉ có 10,7 tỷ km3, chiếm 0,77% tổng thể tích nước. Nếu gom tất cả chúng ta thì nó sẽ tạo thành một khối cầu có bán kính 137km. Ngoài ra chúng ta còn có 1,74% nước có thể coi là sạch khác nhưng nó nằm trong băng, dòng sông băng và tuyết vĩnh cửu, những nguồn tài nguyên gần như không thể đụng tới.



Tổ chức Nông Lương Thế Giới FAO thuộc Liên Hợp Quốc cho biết tới năm 2025 thì khoảng 2/3 dân số thế giới sẽ chịu đựng tình trạng thiếu nước sạch, bạn đã sẵn sàng cho điều đó chưa? Hãy bảo vệ nước bằng cách sử dụng tiết kiệm nhất ngay từ bây giờ.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cách giữ máy lọc nước bền hơn, sử dụng được lâu hơn

Máy lọc nước hiện nay không thể thiếu trong mỗi gia đình, Máy lọc nước chính là lá khiêng chăn bảo vệ sức khỏe của gia đình ban. Vậy sử dụng máy lọc nước thế nào cho đúng, sử dụng máy lọc nước thế nào cho bền? Hôm nay công ty Tân Bình chúng tôi cung cấp cho quý khách một vài thông tin để máy lọc nước bền hơn sử dụng lâu hơn.
may loc nuoc thong minh
may loc nuoc thong min K8I
tăng tuổi thọ máy lọc nước
Do nguồn nước của mỗi nơi khác nhau (nước bẩn, nước sạch, nước nhiều canxi, nhiều clo..), mức độ sử dụng của mỗi gia đình khác nhau. Chính vì thế quá trình bảo dưỡng bảo trì, thay thế lõi lọc cũng khác nhau... Để máy lọc nước có thể bền hơn sử dụng lâu hơn quý khách hàng cần tuyệt đối tuân thủ các yếu tố sau đây.
– Nếu nguồn nước nhiễm phèn nặng thì nên có thêm trụ lọc nước phèn nếu không thì lõi và màng của máy sẽ mau hư.
–  Sử dụng máy lọc nước liên tục.
-- Các dây dẫn điện của máy lọc nước cần được che kín để chuột không cắn dây nguồn gây nguy hiểm cho người sử dụng (bạn nên sử dụng máy lọc nước có tủ).
may loc nuo ro sagana
Máy lọc nước gia đình
– Với máy mới hoặc máy lâu ngày không sử dụng đến cần tiến hành xả nước trong vòng 10 phút đến 30 phút.
– Với các nhà cao tầng có bể chứa trên cao áp lực nước rất lớn cần phải điều chỉnh lượng nước đầu vào ở lưu lượng nhỏ để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy lọc nước bằng cách vặn nhỏ van nước đầu vào khi đi vắng nên khóa các van đầu vào của máy.
– Khi máy bị rò rỉ cần báo ngay cho bộ phận kỹ thuật để máy không rơi vào tình trạng hư hỏng nặng.
- Tiến hành thay thế các lõi lọc nước định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Vệ sinh các cốc lọc và các lõi lọc thô thường xuyên
Tại sao cần phải thay thế lõi lọc đúng định kỳ?
Lõi lọc có vai trò quyết định đến chất lượng đầu ra của nguồn nước trong quá trình vận hành lõi nước sẽ giữ lại những tạp chất lẫn trong nguồn nước như: cặn, rong rêu, loc nuoc nhiem phen,.... sau khi đi qua lõi lọc. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng các tạp chất cùng các vi khuẩn có hại có thể bít kín màng lọc hoặc gây ra hiện tượng thẩm thấu ngược lại nước sau lọc. Chính điều này làm cho nguồn nước đầu ra không đảm bảo ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người sử dụng nguồn nước.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

xử lý nước với hạt cây chùm ngây

Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hi Lạp, Ấn Độ, Ý.Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa moringa có nhiều vitamin C hơn trái cam bảy lần, hơn sữa bốn lần chất calcium và hai lần protein, hơn cà rốt bốn lần vitamin A, hơn rau dấp cá ba lần chất sắt và hơn ba lần chất kali của chuối.
la cay chum ngay
Lá cây chùm ngây
ngoài ra Các nhân hạt quả chùm ngây chứa một lượng đáng kể lượng protein Moringa có thể hòa tan trong nước mang theo một lượng Polymer nguồn gốc tự nhiên mang điện tích dương. Các protein này được coi là một hoạt chất khi thêm vào nước thô sẽ liên kết với các hạt cặn bẩn mang điện tích âm như phù sa, đất sét, vi khuẩn,… để làm tăng kích thước các bông cặn giúp nâng cao hiệu quả quá trình lắng hoặc loại bỏ bông cặn trên bề mặt vật liệu lọc.
Hạt chùm ngây xử lý nước
Hạt chùm ngây xử lý nước sạch
Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một đặc tính của cây chùm ngây, loài cây có tên gọi khác là “cây thần kỳ” có khả năng sản xuất nước sạch. Tại đại học bang Pennsylvania, các chuyên gia đã giành giải thưởng của Hội Hóa học Mỹ về công nghệ xử lý nước sạch, trong đó có sử dụng hạt chùm ngây và cát để lọc nước.
 
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều hộ gia đình sống và phân tán trong vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên gặp thiên tai lũ lụt… từ nhiều năm nay đang phải sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước không an toàn như nước giếng , nước sông, ao, hồ… với mức ô nhiễm ngày càng tăng. Trong khi đó, các thiết bị lọc nước hộ gia đình hiện có trên thị trường giá thành cao hoặc ở vùng kinh tế khó khăn chưa sẵn có các thiết bị này. Mặt khác, các thiết bị lọc lại cần phải được bảo dưỡng định kỳ mới sản xuất được nguồn nước an toàn. Do đó, việc tìm ra phương pháp lọc nước giá thành rẻ, ít phải sử dụng đến hóa chất, không ảnh hưởng đến môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dễ sử dụng là một việc làm cấp thiết. Tuy thông tin về khả năng xử lý nước của hạt chùm ngây đã xuất hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam nhưng công nghệ lọc nước chi phí thấp này vẫn chưa được ứng dụng ở các khu vực khó khăn – nơi chưa có điều kiện tiếp cận với nước sạch.
 
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước đã nghiên cứu khả năng xử lý môi trường của hạt chùm ngây và áp dụng phổ biến cho những vùng nông thôn nghèo, đặc biệt ở một số quốc gia ở Châu Phi. Theo nghiên cứu của ông Michael Lea, chuyên gia thuộc Clearinghouse – tổ chức Canada chuyên nghiên cứu công nghệ lọc nước chi phí thấp – và các cộng sự, hạt chùm ngây có thể khử đến 99,99% vi khuẩn trong nước chưa qua xử lý. Theo Trung tâm về nước – sức khỏe và môi trường của Luận Đôn (Anh), những người phụ nữ trong ngôi làng ở Suda đã dùng hạt chùm ngây để xử lý làm trong nước. Những người phụ nữ này lấy nước từ dòng sông Nile và một số nơi khác, chứa nước vào trong chum hoặc vại, rồi sau đó dùng hạt chùm ngây giã nhỏ cho vào túi vải, dùng túi vải khuấy đều trong nước và chờ lắng cặn, sau đó gạn lấy phần nước trong phía trên sử dụng cho ăn uống sinh hoạt. Vậy cơ sở khoa học nào lý giải cho việc hạt chùm ngây lại có thể có khả năng thần kỳ đó?

Thật vậy, cây chùm ngây (tên khoa học Moringa Oleifera) là loài thực vật thường được trồng để lấy lương thực, thảo dược và nhiên liệu sinh học. Các nhân hạt chùm ngây chứa một lượng đáng kể protein Moringa có thể hòa tan trong nước và mang theo một lượng điện tích dương. Khi thêm vào nước thô các protein kết dính các hạt cặn với các hạt bụi cặn (phù sa, đất sét, vi khuẩn, vv) và tiêu diệt vi khuẩn mang điện tích âm trái dấu để tạo bông cặn có kích thước lớn hơn giúp quá trình lắng nhanh và hiệu quả tại bể lắng hoặc bên trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Hỗn hợp protein chùm ngây và nước thô được tạo ra có tên gọi là “f-sand” đã loại bỏ được vi khuẩn E.coli và chất cặn bẩn trong nước.
 
xu ly nuoc voi cay chum ngay
Cây chùm ngây

Phương pháp xử lý nước từ nhân hạt chùm ngây khắc phục được những hạn chế của công nghệ xử lý nước hiện tại là không yêu cầu kỹ thuật cao, giá thành rẻ, không sử dụng hóa chất, an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và dễ sử dụng. Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương, nhiều vùng trong cả nước. Có thể áp dụng để xây dựng vùng nguyên liệu cho việc xử lý nước ở những vùng lũ lụt. M.Oleifera có thể sử dụng như một sản phẩm địa phương thay thế cho chất đông tụ nhập khẩu, do đó giảm chi tiêu dự trữ ngoại tệ. Chất đông tụ này không giống như nhôm sunfat vì có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn nên không làm hại đến môi trường. Tính hiệu lực của quá trình keo tụ không phụ thuộc vào pH của nước như phèn nhôm, không làm thay đổi mùi vị của nước.

Khả năng kỳ diệu của chiết xuất từ hạt chùm ngây tạo ra một kỳ nguyên mới, một kỳ nguyên tinh chế nước uống rẻ tiền và bền vững cho các nước đang phát triển, nơi mà có hàng tỉ người không được tiếp cận đến nguồn nước sạch.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Nước ngầm ngày càng sụt giảm nghiêm trọng

Việc khoan giếng ồ ạt như hiện nay ảnh hưởng nghiêm trong tới nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước, nước bị đục, bị phèn, và đặc biệt hơn là nguồn nước ngầm bị xụt giảm nghiệm trong
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước (Bộ TN-MT): trong mười năm, nước ngầm tại một số nơi ở Hà Nội giảm đến 6m, tại TP.HCM có nơi giảm đến 10m.
* Hiện TP.HCM đang có trên 310.000 giếng khoan, có nơi phải khoan đến 160m trở lên mới có nước ngọt.
* Nếu không có những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, 30 năm nữa ở TP.HCM sẽ không còn nước ngầm!
Những con số trên đang khiến nhiều người phải giật mình về tình hình khoan giếng hiện nay.

Không chỉ một cây, có hộ còn khoan cùng lúc hai cây nước ngầm đường ống 60mm chỉ cách nhau 1m để bơm nước nhanh gấp đôi. Mỗi giờ bơm 80m3, như vậy một cây nước rót đầm tôm trên 1.900m3/ngày đêm, điều này đủ thấy được lượng nước ngầm bị khai thác nhiều như thế nào.Tại ĐBSCL, dù hàng ngàn cây nước ngầm (giếng khoan) ở các đồng tôm, rẫy màu... nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có con số thống kê cụ thể, chỉ ước chừng chung chung. Ông Phạm Văn Chu - một chủ hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông (thị xã Bạc Liêu) - nói: “Nước ngầm đang cạn kiệt nên người nuôi tôm bây giờ đều sử dụng đường ống 60mm gắn môtơ điện công suất mỗi giờ bơm khoảng 80m3, mỗi đợt bơm liên tục 5-7 ngày”.
Một nhà khoan 2-3 cây nước
Về vùng trồng rau, hành tím chuyên canh ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ở đâu cũng nghe vang rền tiếng máy bơm nước từ các cây nước ngầm. Ông Trần Thanh Hiện ở xã Lạc Hòa cho biết nhà ông có một cây nước gắn máy bơm dùng trong gia đình, ngoài rẫy hành còn có một cây nước khoan sâu 106m với đường ống 49mm để bơm nước tưới nhưng mới sử dụng được hai năm đã “hụt hơi” nên phải khoan thêm một cây nước khác.
Cây nước này sâu 108m với đường ống 60mm, đặt máy bơm tốc độ 40m3/giờ mới bơm đủ nước tưới hành trong những tháng mùa khô. Đi dọc đường Nam Sông Hậu qua huyện Vĩnh Châu có thể đếm được hơn 2.000 cây nước ngầm bởi hầu như nhà nào cũng có 1-2 cây nước.
Phía xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu (Bạc Liêu) cây nước “mọc” lên khắp các rẫy dưa hấu, rau cải, ngò rí... Ông Trần Thanh Phúc ở ấp Thào Lạng than vãn: “Nắng nóng thiếu nước nghiêm trọng, mấy cây nước ở vùng này thường xuyên bơm không lên nước. Muốn có nước phải bơm mồi 5-10 phút, có lúc máy chạy xì khói đen nhưng nước lên chừng nửa giờ đã ngưng chảy”.
Không chỉ lấy nước ngọt phục vụ sinh hoạt hay tưới rau mà hàng ngàn hộ nuôi tôm ở ĐBSCL còn khoan cây nước phục vụ nhu cầu nuôi tôm công nghiệp. Ông Phạm Văn Chu khẳng định: “Vùng này nhà nào nuôi tôm đều khoan cây nước để lấy nước pha với nước biển nuôi tôm sú.
Trước đây tôi có cây nước đường ống 49mm, sâu 106m (thời điểm năm 2005 chỉ cần khoan 95-100m là có nước), bơm liên tục bảy ngày bảy đêm mới cho máy nghỉ. Có lần bơm đến ngày thứ sáu thì hết nước, cho máy nghỉ hai ngày rồi bơm tiếp nhưng nước chỉ chảy được hai ngày rồi hết nước luôn”. Ông Út Sâm ở gần đó cũng cho biết vừa chi 2,7 triệu đồng khoan tiếp một cây nước khác vì cây nước cũ bơm không lên nước.

Có nước máy vẫn khoan giếng 
Nếu như tại ĐBSCL một nhà xài 2-3 giếng khoan thì tại TP.HCM dù được cung cấp nước máy khá rộng nhưng nhiều nhà vẫn khoan giếng để xài nước ngầm. Một phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết có khoảng 90.000 giếng khoan ở khu vực nội thành. Chỉ riêng tại Xí nghiệp cấp nước Trung An (thuộc Sawaco) trong thời gian qua đã kiểm tra phát hiện hơn 150 trường hợp sử dụng hai nguồn nước.
Ông Nguyễn Hữu Hiệp, phó giám đốc Xí nghiệp cấp nước Trung An, nói khi phát hiện trường hợp sử dụng hai nguồn nước đơn vị này đều tiến hành lập biên bản, yêu cầu ngưng sử dụng nước giếng theo quy định nhưng vẫn có tình trạng sau đó người dân tự ý đấu nối lại và “ngụy trang” kỹ hơn.
Tại khu vực ngoại ô TP.HCM, việc khoan giếng sử dụng nước ngầm rất thoải mái. Mặc dù theo quy định, trước khi khoan giếng phải xin phép chính quyền địa phương nhưng thực tế mọi người dân đều bỏ qua thủ tục này.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, có khoảng 200.000 giếng khoan của các hộ gia đình khai thác khoảng 200.000m3/ngày, thực tế còn lớn hơn con số này rất nhiều. Ngoài khai thác nước giếng để sinh hoạt, người dân tại những khu vực trồng rau của Q.12, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi... cũng thường dùng nước giếng khoan để tưới tiêu.
Thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên - môi trường (TNMT) TP.HCM cho thấy hiện có khoảng 100.000 giếng khoan công nghiệp khai thác khoảng 400.000m3/ngày. Theo ông Huỳnh Lê Khoa - phó phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản thuộc Sở TNMT TP.HCM, do hạ tầng chưa hoàn chỉnh nên tình trạng khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất hầu như xuất hiện tại hầu hết các khu công nghiệp. “Những trường hợp khoan giếng đều phải xin phép Sở TNMT nhưng thực tế có nhiều đơn vị khoan chui” - ông Khoa cho biết.
Giếng khoan ngày càng sâu
Ông Nguyễn Thành Tâm, chủ cơ sở khoan giếng trên đường Phạm Văn Chiêu, Q.Gò Vấp, có gần 30 năm trong nghề khoan giếng, cho biết vẫn thường xuyên nhận hợp đồng cho nhiều hộ gia đình, các công ty trên địa bàn Q.12, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn. Một số nơi đã có nước máy như Gò Vấp, Tân Phú vẫn có nhiều người khoan giếng để xài.
Theo ông Tâm, càng về phía miền Tây mực nước ngầm càng hạ thấp. Nếu như tại khu vực trung tâm TP chỉ cần khoan 28m là có nước “ngon” thì tại các khu vực quận 6, 8, huyện Bình Chánh khoan từ 160m trở lên mới xài được nước. Riêng tại khu vực quận Gò Vấp, khoảng 10 năm trước chỉ khoan xuống 16m là có nước ngầm nhưng giờ phải khoan đến 24m, thậm chí sâu hơn mới xài được. Thời gian qua, chỉ riêng cơ sở của ông Tâm đã khoan cho hàng trăm trường hợp tại nhiều khu vực ở TP.HCM.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Dân bức xúc vì cấp nước không sạch

Nếu tăng giá nước sạch thì chất lượng cũng như áp lực bơm có cải thiện? Câu hỏi này tiếp tục được đặt ra tại chương trình trực tiếp Nói và làm sáng 6-12, do HĐND TP.HCM và Đài truyền hình TP.HCM tổ chức

“Nước không sạch được cung cấp đến người dân là điều gây bức xúc lớn” - ông Phạm Văn Đông (trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP) nói, đồng thời cho rằng chất lượng nước không đảm bảo nhưng vẫn thu đủ tiền bằng với giá nước sạch là điều không thể chấp nhận.
dan buc xuc vi nuoc khong sach
 
Ngoài áp lực nước yếu ở nhiều khu vực, người dân cũng phản ảnh nước đục, có màu đỏ đỏ, đen đen, hay nước nhiễm phèn... vẫn còn xuất hiện. Câu trả lời của ngành cấp nước là do cải tạo mạng lưới nên nước có thể bị đục cục bộ.
 
Một cử tri đặt vấn đề nếu tăng giá nước sạch thì chất lượng nước, chất lượng cung cấp dịch vụ (áp lực bơm nước, lượng nước...) có đảm bảo hay như hiện nay nhiều khu vực nước yếu, lượng cấp lại thiếu, chất lượng nước chưa đạt? Một ý kiến khác đặt câu hỏi với ngành cấp nước cần ưu tiên làm gì trước: tăng giá hay tăng áp lực, tăng nguồn cấp, tăng chất lượng?
Ông Lý Chung Dân - phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) - cho biết hiện đang có các chương trình chạy song song, vừa đầu tư nâng chất lượng nước sạch, nguồn cấp, vừa giảm thất thoát nước.
Dự án chậm trễ
Theo ông Dân, mảng kinh doanh nước của Sawaco đang bị thua lỗ do giá bán nước quá thấp so với giá thành, nên phải tăng giá nước để bù đắp các chi phí đầu vào đều tăng, đơn cử như chi phí gắn đồng hồ nước. Ngoài ra, do thiếu thốn tài chính nên ảnh hưởng đến đầu tư giảm thất thoát nước cũng như mở rộng mạng cấp nước, tăng áp lực cấp nước đến nhiều khu vực đang thiếu nước và chưa có nước sạch...

Sawaco cho biết đang thực hiện nhiều dự án giảm tỉ lệ thất thoát nước. Mục tiêu đến năm 2015 tỉ lệ thất thoát nước sẽ giảm từ 40% còn 32% với tổng vốn cho giai đoạn này là 100 triệu USD. Từ năm 2016 - 2025, tỉ lệ thất thoát nước giảm còn 25%. Để kéo giảm tỉ lệ thất thoát nước như trên, Sawaco cần thêm 200 triệu USD.
Còn “khả năng cung cấp vốn ngân sách cho các dự án cấp nước như thế nào?” - Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo hỏi, ông Dân phân trần TP có quan tâm nhưng khả năng cấp vốn hạn chế. Hiện Sawaco đã hoàn thành khối lượng các dự án, có thể giải ngân được ngay hơn 500 tỉ đồng, trong khi đến nay nguồn vốn được cấp mới 90 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng - nguyên trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP - cho rằng chưa hẳn chỉ do thiếu vốn, mà còn do công tác quản lý khiến một số dự án chậm trễ. Cụ thể dự án Nhà máy nước Kênh Đông đúng ra đã phát nước gần hai năm nay nhưng do quản lý bất cập, chỉ vướng chỗ hướng đi của tuyến ống chưa thống nhất được dẫn đến dự án bị đình trệ, ảnh hưởng khả năng cung cấp nước cho người dân.
Chia sẻ với khó khăn thiếu vốn của Sawaco, song ông Nguyễn Minh Hoàng lưu ý ở tổng công ty này còn có thêm các hoạt động kinh doanh khác cũng được Nhà nước tạo điều kiện, cho cơ chế... “Các anh (Sawaco) cần vươn lên hơn” - ông Hoàng nói, đồng thời cho rằng tổng thể hoạt động của Sawaco cần được xem xét rõ ràng hơn. Sở dĩ mảng bán nước sạch của Sawaco trụ được lâu nay, theo ông Hoàng, còn nhờ có sự bù đắp qua lại từ một số hoạt động kinh doanh khác của tổng công ty.
“Dân sốc là phải”
Dù đồng tình với một số ý kiến cho rằng cần xem xét tăng giá nước nhưng ông Hoàng không quên lưu ý phải giám sát cơ cấu giá thành nước sạch do Sawaco cung cấp. “Cái này phải minh bạch” - ông Hoàng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng nếu có tăng giá nước thì tăng ở mức nào và với lộ trình nào là hợp lý.
Ông cũng phàn nàn từ năm 2004 Chính phủ đã cho tính đúng, tính đủ chi phí và lẽ ra việc tăng giá nước cần xem xét từ lúc đó, nhưng không làm. Để đến bây giờ đưa ra đề xuất tăng giá nước hơn 70% so với giá hiện tại, dân sốc là phải.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng kinh doanh cung cấp nước sạch hiện vẫn được xem là dịch vụ công ích, do vậy không đơn giản chỉ nhắm vào việc hạch toán lời lỗ một cách sòng phẳng. Trao đổi thêm vấn đề này, ông Phạm Văn Đông nói Sawaco chỉ được phép đưa tỉ lệ thất thoát nước vào giá thành 1m3 nước sạch cao nhất là 29%, trong khi tỉ lệ thất thoát nước hiện nay là 40% nên tổng công ty còn gánh một phần.
Ý kiến nhiều cử tri đề nghị vấn đề ưu tiên là đảm bảo chất lượng nước sạch, tăng nguồn cung cấp và áp lực bơm nước. Đồng thời ưu tiên đầu tư cung cấp nước sạch đến những vùng còn thiếu nước như quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ... Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nói thẩm quyền quyết định có tăng giá nước hay không là thuộc UBND TP. Tuy nhiên, bà cho biết dự kiến việc tăng giá nước sẽ theo lộ trình.
“Hôm qua tôi thấy có một công trình xây dựng làm bể ống nước, nước tràn ra rất nhiều” - bà Thảo yêu cầu ngành cấp nước TP quản lý hiệu quả hơn để giảm tỉ lệ thất thoát nước còn lớn như hiện nay, đồng thời chất lượng nước cung cấp đến người dân phải đảm bảo tốt hơn.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

Dưới đây là những con số nói lên chúng ta phải chung tay tiết kiệm nước, vì tiết kiệm nước chính là tự cứu lấy tương lai của chúng ta và con em chúng ta sau này:
- Nước là nguồn sống chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể con người.
- Trên trái đất có đến 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt.
- Hơn 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng băng và nằm sâu trong lòng đất.
- Chỉ có gần 1/3 lượng nước ngọt loài người có thể sử dụng được.
- Đến năm 2050 khoảng 70% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, chất lượng nước kém, kéo theo dịch bệnh, và thiếu lương thực.
Các phương pháp tiết kiệm nước
Trên cơ sở hiểu rõ sự quý giá của nước và ý thức được việc tiết kiệm nước là cần thiết, ta có thể nghĩ ra rất nhiều phương pháp tiết kiệm nước hiệu quả và phù hợp nhất tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Dưới đây là các phương pháp tiết kiệm nước phổ biến mà ta có thể ứng dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước.
Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là hãy thay thế các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước. Nếu ta xây nhà mới, việc chọn mua các thiết bị tiết kiệm nước cho ngôi nhà xinh xắn của mình là một quyết định sáng suốt.

tai sao chung ta phai tiet kiem nuoc
nước sạch
+ Tận dụng nước tối đa khi có thể.
Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa đủ dùng.
+ Kiểm tra và khắc phục rò rỉ.
Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng. Để kiểm tra, ta đọc số nước trên công tơ trước và sau khoảng thời gian hai giờ không sử dụng nước. Nếu công tơ không cho cùng một số nước, thì hệ thống cấp nước đã bị rò rỉ. Kế đến, ta kiểm tra sự rò rỉ của toilet bằng cách cho một ít bột màu vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu. Nếu chưa xả nước, mà màu đã xuất hiện trong bồn cầu trong vòng 30 phút, nghĩa là toilet đã bị rò rỉ. Khi phát hiện có sự rò rỉ, ta cần nhờ thợ hoặc tự sửa chữa ngay lập tức

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Gia thay loi bo xu ly nuoc

Sử dụng nước nhiễm phèn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm hư hao các vật dụng, ảnh hưởng đến làn da, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi chúng ta.
Hệ thống lọc nước nhà mình tự nhiên chảy yếu, hay bị nghẹt, nước lọc có màu vàng.... Nếu hệ thống mình đã xử dụng trên 2 năm thì mình nên thay lõi lọc để đảm bảo hiệu suất lọc của hệ thống, nếu cột lọc nước phèn nhà mình mới gắn trong khoảng vài tháng thì mình nên xúc xả (Bạn click vào đây để xem hướng dẫn xúc xả) để bình lọc nước lọc hiệu quả hơn
Trước tiên mình sẽ hướng dẫn cho các bạn biết công dụng của từng loại hạt lọc
+ Sỏi đỡ: công dụng thu nước
+ Đá thạch anh: lọc cặn
+ Than hoạt tính: khử mùi, khử độc, làm trong nước, hấp phụ những kim loại nặng, chất độc hại trong nước, cho nguồn nước ngon ngọt hơn
+ Mangan giúp xử lý phèn sắt, mangan trong nước. Lựa chọn Mangan phân biệt hàng chất lượng qua màu sắt hạt, loại mangan chất lượng có màu nâu sậm
+ Birm: là loại hạt nhập khẩu từ Mỹ công dụng lọc sắt cực tốt ->Bạn click đây để biết chi tiết về loại hat này
+ Coroset: Dùng để nâng PH nếu PH thấp hơn 6.5
+ Cation: Hay còn gọi là hạt nhựa chức năng làm mềm nước ->Bạn click đây để tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của hat này
Bên dưới là một số hình ảnh của vật liệu lọc nước:
hat mangan
Hạt mangan

da thach anh
Đá thạch anh

than hoat tinh
Than hoạt tính

hat birm
Hạt birm

hat cation
Hạt cation

Tùy theo nguồn nước của từng gia đình công ty Tân Bình chúng tôi sẽ đổ tỉ lệ hạt khác nhau. Chúng tôi cam kết sẽ đem đến dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng
Dịch vụ thay loi cot loc nuoc, thay lõi hệ thống lọc nước, giá hạt lọc nước, thay lõi trụ lọc nước tận nơi, đem đến sự tiện lợi cho khách hàng

::Địa chỉ liên hệ: 116 Quốc lộ 22 (Cách ngã tư an sương 500m), F. Trung Mỹ Tây, Q.12, HCM
Hotline:  0983 099 105 - 0934 087 100

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc nước RO

Có nhiều người đã gọi điện thoại, chát online hay đã gửi mail đến công ty Tân Bình hỏi về máy lọc nước RO , Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc nước RO, cấu tạo của máy lọc nước RO… qua những thắc mắc của người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng chưa hiểu rõ lắm về Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc nước RO

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc nước RO

cau tao cua may loc nuoc ro
Cấu tạo máy lọc nước ro
– Máy lọc nước RO 5 cấp lọc tạo ra nguồn nước tinh khiết như thế nào? đó là câu hỏi của anh Dương Văn Tiến, anh Phùng Gia Định… đã gửi câu hỏi đến công ty Tân Bình. Qua đây chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của anh/chị về máy lọc nước RO 5 cấp lọc.
– Trước tiên anh/chị phải tìm hiểu rõ về nguồn nước gia đình mình đang sử dụng. Nước cấp cho máy khi đi qua lõi số 1 (được làm từ sợi thô PP) có công dụng ngăn chặn bất bẩn: bùn, rỉ sét, lọc nước phèn… có trong nước.
– Sau đó máy sẽ tự động hút từ cột lọc số 1 lên cột lọc số 2. Trong cột lọc số 2 có chưa than hoạt tính dạng hạt có tác dụng trong việc hấp thụ chất hữu cơ, chứa thành phẩn Cation khử độ cứng của nước nhằm bảo vệ màng mang lại nguồn nước trong lành và có vị ngọt tự nhiên.
– Tiếp đến nước sẽ tự động đẩy sang cột lọc số 3. Tại đây cột lọc này có than hoạt tính có tác dụng hấp thụ mùi vị chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng, kim loại nặng, Clo có trong nước. Không những thế nó còn có chức năng ngăn chặn bùn đất rì sét hay những tạp chất  có khích thước lớn hơn 5 micron.
– Khi nước đã qua cột lọc số 3 thì sẽ tiếp tục đẩy sang màng lọc. Tại đây nước sẽ được chia ra làm 2 phần là nước tinh khiết sẽ được lọc qua màng còn lại sẽ được dẫn qua van thải và thải ra ngoài. Màng lọc được sản xuất tại Mỹ hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, chịu được áp lực cao và có khe hở cực nhỏ (0.0001 Micron) có công dụng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, kim lại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơ làm cho nước trở lên hoàn toàn tinh khiết nhưng không làm thay đổi tính lý hóa của nước. Do đó, nó được coi là thành phần quan trọng nhất của máy hay còn gọi là trái tim của máy.
– Qua quá trình lọc nước đã được dẫn đến lõi lọc Cacbon CL-T33. Lõi lọc nước Cacbon CL-T33 có thành phẩn chính là cacbon có tác dụng diệt khuẩn, hấp thụ màu, làm mền nước, làm cân bằng độ PH trong nước tinh khiết.

Cấu tạo của máy lọc nước RO 5 lõi lọc

–  Lõi lọc số 1 có tác dụng loại vỏ bùn đất rỉ sét, kim loại nặng, lọc phèn, tạp chất có trong nước… có kích thước ≥ 5µm
– Lõi lọc số 2 có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ, chất tẩy rửa, khí clo, kim loại nặng hay các tạp chất độc hại có trong nước.
– Lõi lọc số 3 có tác dụng loại vỏ bùn đất rỉ sét, kim loại nặng, tạp chất khô… có kích thước ≥ 1µm
– Lõi lọc số 4 (Màng lọc RO): Loại bỏ hoàn toàn chất rắn, Ion kim loại nặng, vi khuẩn, vi rút, các chất hữu cơ… làm cho nước trở nên hoàn toàn tinh khiết nhưng không làm thay đổi tính lý – hoá của nó.
– Lõi lọc số 5 có tác dụng khử mùi, tạo khoáng, tạo vị ngọt, diệt khuẩn… làm cân bằng độ PH trong nước tinh khiết.
Máy lọc nước RO bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Với Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc nước RO chúng tôi hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc của anh/chị trong thời gian vừa qua.
Công ty Tân Bình chúng toi kính chúc quý khách hàng mạnh khỏe khi sử dụng máy lọc nước RO.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Xử lý nước sinh hoạt nhiễm asen

Xử lý nước sinh hoạt nhiễm asen
Trung tâm Nước sinh hoạt VSMT nông thôn Hà Tây đã đưa ra mô hình bể lọc chuẩn có thể tích 80 x 80 x 100 cm, trong đó có 1 lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc; đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC. Hệ thống lọc nước này sẽ loại trừ được 90% asen trong nước.
nuoc nhiem asen
Nước nhiễm asen
Phòng Hóa Phân tích - Quang phổ (Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ VN vừa nghiên cứu và chế tạo thành công Kit kiểm tra nhanh nồng độ asen trong nước. Theo phương pháp này chỉ mất 7 phút có thể biết được nguồn nước có bị nhiễm asen hay không.
Theo công bố của Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tây, đã tìm thấy 4.448 mẫu nước ngầm trên địa bàn tỉnh có nồng độ thạch tín (asen) cao quá giới hạn cho phép, đặc biệt là ở các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Đan Phượng đều vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần. Vì thế, trong bối cảnh chưa thực hiện được phương án cung cấp nước sinh hoạt an toàn, Hà Tây đang tập trung chỉ đạo xây dựng các bể lọc nước hợp vệ sinh (theo mô hình chuẩn) để sử dụng trong các gia đình, trạm xá, trường học.
nuoc sinh hoat nhiem asen

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Những công nghệ mới trong ngành lọc nước

Tình trạng thiếu nước sạch ngày nay không còn là vấn đề của một hay một vài quốc gia riêng lẻ mà nó đã thành hiện tượng phổ biến ở hầu khắp các châu lục. Một trong các giải pháp được hướng tới để cải thiện tình trạng này là áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để quản lý nguồn nước được các nhà khoa học khắc nơi trên thế giới đang nghiên cứu và ứng dụng. Dưới đây là một vài công nghệ đã và đang phát huy tác dụng để bảo vệ nguồn nước của chúng ta.

Công nghệ lọc nước nano

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 1,6 triệu người chết vì bệnh tiêu chảy do thiếu nước sạch và thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản. Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã đề xuất giải quyết vấn đề dai dẳng trên bằng một hệ thống làm sạch nước ứng dụngcông nghệ nano. Công nghệ này sử dụng các phân tử nano hỗn hợp để loại bỏ vi sinh vật, vi khuẩn và các tạp chất khác ra khỏi nước.
Cong nghe loc nuoc nano
Công nghệ lọc nước nano
GS. Thalappil Pradeep thuộc Viện Công nghệ Madras (Ấn Độ) cho hay: “Công nghệ của chúng tôi có thể cứu sống nhiều người. Chỉ cần chi trả 2,5 USD, gia đình bạn sẽ được sử dụng nước sạch không chứa vi khuẩn suốt cả năm”.
Điều này cho thấy công nghệ lọc nước giá thành thấp cuối cùng đã trở thành hiện thực và hoàn toàn có thể áp dụng dưới hình thức thương mại.

Công nghệ màng hóa học

Màng lọc làm sạch nước là một phần thiết yếu trong quy trình xử lý nước hiện đại. Trên bề mặt màng có vô số lỗ siêu nhỏ rộng từ 10 – 20 nanômét, nhỏ hơn 3.000 lần so với tóc người.
Mặc dù công nghệ màng hóa học đã xuất hiện nhiều năm nhưng nó vẫn tiếp tục là đề tài nghiên cứu và phát triển. Công nghệ này đang ngày càng trở nên quan trọng nhờ tính toàn diện, độ bền và giá cả đang ngày càng được cải thiện.
Theo TS. Yannick Fovet, Giám đốc bộ phận phát triển toàn cầu về nước của Tập đoàn hóa chất BASF, thì “hóa học rõ ràng đang góp phần không nhỏ vào các giải pháp xử lý nước tiên tiến, ví dụ như giải pháp biến nước mặn thành nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người”.
Nhờ những đột phá mới mà trong vòng 5 năm qua, chi phí khử muối cho 1m3 nước mặn đã giảm từ 1 USD xuống 0,8 USD, rồi tiếp tục xuống còn 0,5 USD. Bên cạnh đó, công nghệ màng gốm mới cũng giúp giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất cũng như giá thành sử dụng.

Công nghệ khử muối trong nước biển

Tuy hé lộ nhiều triển vọng trong tương lai, công nghệ khử muối nước biển vẫn vô cùng tốn kém, thêm nữa lại tiêu tốn nhiều năng lượng – lên tới 4kWh/1m3 nước – do sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược.
cong nghe khu muoi
Công nghệ khử muối
Tại Singapo, các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp phỏng sinh học, nghĩa là mô phỏng quá trình sinh học của giống cây đước và nhóm cá rộng muối vốn sống được ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn, để xem chúng làm cách nào lọc nước biển mà ít tốn năng lượng nhất.
Một hướng tiếp cận khác là sử dụng màng mô phỏng sinh học được tăng cường aquaporin – kênh protein đặc biệt gắn trong các tế bào màng đóng vai trò đưa nước chuyển động qua lại tế bào một cách chọn lọc và ngăn không cho muối đi qua.
Nếu khoa học có thể tìm ra cách mô phỏng hiệu quả những quá trình sinh học này, ông Harry Seah – Giám đốc công nghệ của PUB, cơ quan quản lý nước Singapo – tin rằng công nghệ khử muối trong nước biển tiêu tốn ngày càng ít chi phí và năng lượng sẽ sớm xuất hiện.

Công nghệ quản lý thông minh

Ước tính mỗi ngày chỉ riêng các quốc gia đang phát triển đã có đến 45 triệu mét khối nước bị thất thoát qua mạng lưới cấp nước. Rò rỉ nước không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn làm tăng áp lực và tăng nguy cơ ô nhiễm lên nguồn nước vốn đang ngày một khan hiếm.
Nói về thực trạng này, Dale Hartley, Giám đốc phát triển kinh doanh của SebaKMT, cho biết: “Việc đầu tư hàng tỷ USD vào xây các bể chứa nước bổ sung, các nhà máy xử lý nước và các trạm bơm sẽ chẳng còn ý nghĩa gì với doanh nghiệp khi mà có tới 60% lượng nước sản xuất bị thất thoát”.
May mắn là công nghệ quản lý mới có thể giúp các doanh nghiệp cấp nước giảm tối đa sự thất thoát từ các mạng lưới cấp nước lớn. Đặc biệt, những công cụ điện tử như cảm biến áp suất, cảm biến âm thanh… được kết nối đồng bộ không dây với hệ thống kiểm soát tập trung điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp này phát hiện và xác định được vị trí rò rỉ nhanh hơn nhiều so với trước đây.
cong nghe quan ly thong minh
Mô hình sử dụng các cảm biến thông minh để quản lý hệ thống cấp nước của SebaKMT

Công nghệ tưới tiêu thông minh

Khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới được sử dụng trong nông nghiệp. Vì thế, áp dụng phương thức quản lý nước hiệu quả hơn thông qua lắp đặt hệ thống tưới tiêu chính xác, đồng thời tận dụng kỹ thuật điện toán và mô hình hóa là việc làm hết sức cần thiết và thực tế, hướng tiếp cận này đã bắt đầu mang lại lợi ích cho nông dân ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, tiến bộ chỉ thực sự có được khi người ta biết kết hợp việc ứng dụng công nghệ đo đạc và phân tích mới với sự thay đổi tư duy đo đạc và dự báo trong thời buổi tài nguyên nước đang ngày một khan hiếm như hiện nay.

Công nghệ xử lý nước thải

Ngày nay, không ít đô thị trên thế giới, kể cả ở các nước phát triển, chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đa phần nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông và cửa sông, hoặc được dùng làm nước tưới trong nông nghiệp.
cong nghe xu ly nuoc thai
Hệ thống xử lý nước thải HYBACS đang ngày càng chứng tỏ sự ưu việt
Các công nghệ mới mặc dù mở ra triển vọng biến nước thải thành năng lượng và nước uống, song trước khi điều đó xảy ra thì ngoài việc tiếp tục nâng cấp và mở rộng các cơ sở hiện đang tồn tại, TS. David Lloyd Owen, cố vấn Bluewater Bio, cho rằng cần phải thu gọn hơn nữa các hệ thống xử lý nước thải để có thể xây các nhà máy mới ở khu vực thành thị vốn đông đúc, chật hẹp.

Các cơ sở tái chế lưu động

Khi công nghệ khai thác khí đá phiến bằng phương pháp phân rã thủy lực (hydraulic fracturing) phát triển, nhu cầu về các cơ sở xử lý nước có tính lưu động cao ngày một gia tăng. Theo đó, các dòng đầu tư đã được chuyển vào vào các hệ thống lọc thẩm thấu ngược có thể giúp các công ty xử lý một khối lượng nước để bơm xuống mặt đất và tách khí.
Ông Peter Adriaens, giáo sư trường Đại học Michigan (Mỹ), tin rằng khi những công nghệ này phát triển và có khả năng xử lý một lượng lớn nước thải, loài người sẽ dần từ bỏ các hệ thống xử lý nước thải tập trung cồng kềnh và chuyển sang dùng những hệ thống có thể biến nước thải thành nước sinh hoạt với giá thành rẻ hơn.